Hoạt động nhân quyền Rosie Malek-Yonan

Rosie Malek-Yonan là người cương quyết bênh vực các vấn đề liên quan tới dân tộc bà, đặc biệt làm cho dư luận chú ý tới vụ "diệt chủng Assyria" cũng như hoàn cảnh nguy hiểm hiện nay của người Assyrian ở Trung Đông từ khi Hoa KỳLực lượng Đồng minh mở Cuộc tấn công Iraq 2003.[25]Bà đã thẳng thắn chỉ trích Hoa Kỳ vì đã không che chở cho các Kitô hữu ở Iraq ngay từ khi bắt đầu cuộc tấn công Iraq năm 2003.[26] Trong một cuộc phỏng vấn của tờ The New York Times Malek-Yonan nói rằng: "Mỗi lần các nước phương Tây mở cuộc chiến tranh ở Trung Đông, thì nó đều trở thành một cuộc chiến tranh tôn giáo... ". Trong cuộc phỏng vấn này, bà cũng cho rằng các vị chỉ huy người Kurd ở Iraq chịu trách nhiệm về việc "tước đoạt sự an ninh của các Kitô hữu trong một nỗ lực nhằm có lợi cho việc gia tăng dân số người Kurd. Kết quả mong đợi – bà nói - là một cuộc ra đi của hàng trăm ngàn Kitô hữu khỏi Iraq. Ít nhất cũng có hàng trăm người đã bị giết. Một linh mục đã bị phanh thây và bị chặt đầu".[27][28][29]

Làm chứng trước quốc hội Hoa Kỳ
30.6.2006

Ngày 30.6.2006, Rosie Malek-Yonan, được mời tới đồi Capitol làm chứng trước một Ủy ban quốc hội Hoa Kỳ[30][31] về tự do tôn giáo liên quan đến tội diệt chủng, các vụ thảm sát và bách hại người Assyria ở Iraq từ khi bắt đầu cuộc chiến Iraq năm 2003. Đọc từ cuốn sách lịch sử và anh hùng ca của mình, bà đã so sánh vụ diệt chủng Assyria 1914-1918, như được mô tả trong quyển "The Crimson Field",[8] với cảnh ngộ nguy hiểm hiện nay của những Kitô hữu Assyria bản xứ ở Iraq. Lời khai làm chứng say mê kéo dài 30 phút và lời biện hộ của bà trước quốc hội Hoa Kỳ, cuối cùng đã khiến cho dân biểu Chris Smith (tiểu bang New Jersey) quyết định đi sang Iraq bị chiến tranh tàn phá để đích thân chứng kiến các vụ việc. Trong khi ở Iraq, sau cuộc gặp gỡ những người Assyria địa phương, ông đã trao bản báo cáo của Malek-Yonan cho các quan chức Hoa Kỳ ở Iraq. Một năm sau, một tiểu ban đặc biệt của quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chấp thuận gửi 10 triệu dollar Mỹ viện trợ cho những người Assyria ở Iraq.[32] Toàn bộ bản sao lời ghi âm lưu trữ và webcast của Lời khai làm chứng trước Quốc hội Hoa Kỳ của Rosie hiện có thể truy cập tại trang web của Hạ viện Hoa Kỳ.[33][34][35]

Cuốn phim tài liệu "My Assyrian Nation on the Edge" của Monica Malek-Yonan,[36][37] căn cứ trên lời khai làm chứng trước quốc hội Hoa Kỳ của Rosie Malek-Yonan được phát hành trong tháng 9 năm 2006 (ISBN 0-9771873-0-6) bằng tiếng Anh. Phim này được phát hành ở châu Âu có các phụ đề bằng tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Thụy Điểntiếng Hà Lan (ISBN 978-0-9771873-31). Buổi chiếu ra mắt ở Úc là ngày 7.8.2008 tại Nghị viện Úc của tiểu bang New South WalesSydney.

Năm 2008 Malek-Yonan đã nói truyện về những chủ đề hòa bình thế giới, tội diệt chủng - đặc biệt tội diệt chủng Assyria trong các báo cáo trước Thượng Nghị viện Vương quốc Anh ngày 12 tháng 3 và Hạ Nghị viện Vương quốc Anh ngày 24.4.[38]

Ngày 5.10.2008, Malek-Yonan nói thay mặt cho dân tộc Assyria ở Iraq tại một cuộc biểu tình được tổ chức trước Tòa nhà liên bang ở Los Angeles để phản đối Luật bầu cử Iraq. Bà nói trước đám đông những người biểu tình và các phương tiện truyền thông bày tỏ sự phản đối của mình về việc loại bỏ Điều 50 và hậu quả của nó đối với các dân tộc thiểu số ở Iraq, đặc biệt là người Assyria: "Nền dân chủ ở Iraq sẽ thất bại nếu không đối xử bình đẳng với mọi thành viên trong xã hội của mình theo quy định của pháp luật". Bà nói tiếp: "Những người Assyria đã trả một giá đắt kể từ đầu cuộc chiến tranh Iraq. Việc giải phóng người Iraq phải bao gồm tất cả mọi công dân, trong đó có các người Assyria, chứ không chỉ người Hồi giáo Sunni, Shiite và người Kurd".[39][40]

Malek-Yonan thường được phỏng vấn trong các chương trình truyền thanh và truyền hình trên khắp thế giới[41][42] trong đó bà đưa ra đánh giá của mình về tình hình hiện nay của người Assyria ở Trung Đông cũng như thảo luận về chủ đề diệt chủng Assyria được tranh luận sôi nổi.[43][44][45][46]

Các bài báo của Malek-Yonan đã được xuất bản trên toàn cầu và được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau.[47][48][49] Bà là một phát ngôn viên của công chúng[50][51] và thường được mời diễn thuyết về vấn đề diệt chủng Assyria.[52] Ngày 24.2.2007, Malek-Yonan là phát ngôn viên chính tại diễn đàn mở rộng ở Anaheim, California, thảo luận về việc bách hại các tín hữu Copt cùng tình cảnh nguy hiểm của các Kitô hữu ở Trung Đông.[53] Bà đã diễn thuyết ở Đại học California tại Berkeley,[54] Đại học California tại Merced,[55]Đại học Woodbury.[56]

Ngày 20.12.2010, Malek-Yonan được Trung tâm Simon Wiesenthal Museum of Tolerance mời dự một cuộc họp báo để nói về cuộc khủng hoảng leo thang và những vụ tấn công chết chóc vào những người Assyria ở Iraq.[57] Sau đó, trong cuộc phỏng vấn của hãng "Fox News", Malek-Yonan đã mô tả việc đi tới nhà thờ của các Kitô hữu Assyria ở Iraq là một trò chơi roulette Nga[58]. "Họ không hề biết khi nào họ sẽ đi nhà thờ, nếu đó là đi dâng lễ misa lần chót, giờ khắc cuối cùng trong cuộc đời họ".[59] Cuộc họp báo này do vụ thảm sát ngày 31.10.2010 ở "Nhà thờ Đức Mẹ Cứu rỗi" (The Lady of Salvation Church) tại Baghdad gợi ra.[60][61]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rosie Malek-Yonan http://www.abc.net.au/rn/religionreport/stories/20... http://www.abc.net.au/rn/religionreport/stories/20... http://www.ankawa.com/english/?p=955#more-955 http://www.armenews.com/affiche_message.php3?ident... http://www.armenews.com/article.php3?id_article=39... http://www.assyriatimes.com/engine/modules/news/ar... http://www.assyrierutangranser.com/eng/news.php?id... http://www.christianpost.com/news/assyrian-christi... http://christiansofiraq.com/genocideunfolding.html http://christiansofiraq.com/hackedmar128.html